Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Dấu hiệu và triệu chứng tăng cholesterol máu

Cholesterol là một dạng chất béo có vai trò quan trọng trong màng tế bào và là thành phần tạo nên một số hormon. Khi cholesterol quá nhiều trong máu, nó có thể tạo thành những lắng đọng mỡ gây bít tắc động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quị.


Bạn cụng hãy chọn cho mình một loại kem dưỡng ẩm thích hợp cho làn da của mình để làm đẹp da cho mình bạn nhé! sẽ không tốn nhiều thời gian khi sử dụng những loại kem dưỡng da hay kem dưỡng ẩm đâu.


Dấu hiệu và triệu chứng


Cho lesteron máu cao không gây ra triệu chứng. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện tình trạng này.


Nguyên nhân


– Lười vận động, béo phì và chế độ ăn không lành mạnh góp phần làm tăng LDL cholesterol “xấu” và làm giảm HDL cholesterol “tốt”.


– Cơ địa di truyền khiến tế bào không loại bỏ được LDL cholesterol ra khỏi máu hoặc khiến gan sản sinh quá nhiều cholesterol.


190 Dấu hiệu và triệu chứng tăng cholesterol máu


Xét nghiệm và chẩn đoán


Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ cholesterol


– Cholesterol toàn phần: ≥ 240mg/dL .


– LDL cholesterol: ≥ 160mg/dL.


– HDL cholesterol: ≤ 40mg/dL.


– Triglycerides:≥ 200mg/dL


Để có kết quả chính xác, không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì (trừ nước) trong 9 – 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu.


Điều trị


Thay đổi lối sống: ăn chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên vận động thể lực và tránh hút thuốc.


Dùng thuốc:


– Các thuốc nhóm statin. Có tác dụng ức chế một chất mà gan cần để tạo ra cholesterol và giúp tái hấp thu cholesterol từ những lắng động ở thành động mạch. Nhóm thuốc này gồm atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Altoprev, Mevacor), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor) và simvastatin (Zocor).


– Các resin gắn acid mật, gồm cholestyramine (Prevalite, Questran), colesevelam (WelChol) and colestipol (Colestid) làm giảm cholesterol gián tiếp nhờ gắn vào acid mật, khiến gan phải sử dụng lượng cholesterol thừa để tạo thêm acid mật, nhờ đó làm giảm cholesterol trong máu.


– Chất ức chế hấp thu cholesterol như ezetimibe (Zetia), thường được dùng kết hợp với statin


Nếu có triglycerides trong máu cao, có thể điều trị bằng:


– Các thuốc nhóm fibrat, như fenofibrate (Lofibra, Tricor) and gemfibrozil (Lopid) làm giảm sản sinh cholesterol lipoprotein tỷ trọng cực thấp (VLDL) ở gan và đẩy nhanh việc loại bỏ triglycerides ra khỏi máu.


– Niacin (Niaspan) hạn chế sản sinh LDL and VLDL cholestero ở gan


Phòng ngừa


– Giảm số cân thừa


– Chọn những loại thực phẩm lành mạnh có lợi cho tim.


– Tập luyện thường xuyên


– Không hút thuốc lá.


Theo Suckhoedoisong




Dấu hiệu và triệu chứng tăng cholesterol máu

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Các giai đoạn Eva thường hay tăng cân nhất

Mang thai, sau sinh, dậy thì,...là những giai đoạn mà eva thường hay tăng cân nhất. Vì thế, trong thời điểm này các nàng nên có chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn để giữ được vóc dáng của mình.
Thời kỳ mang thai
Mang thai là giai đoạn dễ tăng cân nhất của phụ nữ. Đây là thời kỳ bạn phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả bản thân lẫn em bé. Lượng calo cần được tăng lên để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt. Một số phụ nữ thấy trọng lượng cơ thể rất khó giảm sau khi em bé được sinh ra. Việc tăng cân này còn đóng góp vào sự phát triển của bệnh béo phì ở phụ nữ.

Dậy thì
Dậy thì là ngưỡng đầu tiên của người phụ nữ, là thời điểm tăng trưởng nhanh chóng trong cuộc sống của một đứa trẻ. Dậy thì thường bắt đầu từ 8 đến 13 tuổi và kéo dài khoảng hai đến bốn năm. Trong thời gian này, lượng chất béo, cơ bắp và xương của bạn gái thay đổi một cách nhanh chóng để chuyển đổi thành phụ nữ.
Kinh nguyệt xuất hiện
Kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Sự thay đổi hormone bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt có khả năng làm bạn giữ lại 2,5kg nước trong cơ thể.
Thời kỳ sau sinh
Sau sinh, béo phì là một vấn đề phổ biến của phụ nữ bởi quá trình mang thai gây ra một rối loạn tạm thời chức năng tuyến tình dục, mất cân bằng chuyển hóa chất béo. Mặt khác, các chị em sau sinh có số lượng lớn chất béo và thực phẩm protein cao nên lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn so với yêu cầu, làm các tế bào mỡ trong cơ thể được lấp đầy. Điều này trở thành cơ sở của bệnh béo phì sau sinh.
Mãn kinh
Tăng cân có thể tích lũy dần dần từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, nó phụ thuộc vào các yếu tố lối sống và mức độ hormone thay đổi. Nguy cơ của người phụ nữ béo phì tăng lên khi họ đạt đến thời kỳ mãn kinh. Theo nghiên cứu tiến hành tại đại học bang Louisiana, phụ nữ mãn kinh trải nghiệm một sự thay đổi trong cơ thể như chất béo phân phối chính ở vùng bụng.
Trong cuộc đời của mình, phụ nữ phải trải qua những giai đoạn tăng cân mà họ không mong muốn. Vì vậy, bạn phải biết điều tiết và có phương pháp giảm cân thích hợp. Thực tế, có rất nhiều người đã giảm cân thành công. Điều đó khiến họ thấy yêu cuộc sống và tự tin hơn.